Danh mục sản phẩm
Sản phẩm bán chạy
Ứng dụng biến tần adtech trong điều khiển máy nén khí
Nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm điện trong việc sử dụng máy nén khí, Khải Bách Khoa xin giới thiệu đến quý khách dòng Biến tần adtech T8, là dòng biến tần đa năng tích hợp các chức năng chuyên dụng cho máy nén khí. Sử dụng biến tần T8, quý khách sẽ hạn chế được tối ưu các nhược điểm trong việc sử dụng máy nén khí.
Máy nén khí được sử dụng rất rộng rãi trong các hoạt động sản xuất: ngành bao bì, in ấn, công nghiệp thực phẩm, gỗ,..
I. Có 2 loại máy nén khí là:
- Máy nén khí kiểu Piston
- Máy nén khí kiểu trục vít
Máy nén khí kiểu trục vít Máy nén khí kiểu Piston
Motor máy nén khí được cấp điện trực tiếp từ lưới điện 3 pha 380V, khởi động theo kiểu SAO – TAM GIÁC. Kiểu khởi động này mặc dù có giảm dòng điện khởi động nhưng thực tế dòng khởi động vẫn lớn, gây sụt áp điện lưới tại thời điểm khởi động.
Đối tượng điều khiển chính của hệ thống khí nén là lưu lượng, và nhiệm vụ chính của hệ thống khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng khí. Máy nén khí cung cấp lưu lượng khí cho hệ thống theo 2 chế độ:
1.Điều khiển lưu lượng khí khi có tải (Load) / không tải (unload):
Lưu lượng khí trong đường ống được điều khiển thông qua việc đóng mở van khí cửa vào.
Khi áp suất trong đường ống đạt tới giới hạn trên thì van khí cửa vào đóng máy nén khí hoạt động ở chế động không tải.
Khi áp suất trong đường ống giảm xuống dưới giới hạn thấp thì van khí cửa vào lại mở, máy nén khí hoạt động ở chế độ có tải
Cả khi có tải và không tải động cơ vẫn hoạt động 100% tốc độ.
2. Điều khiển lưu lượng khí bằng cách điều khiển tốc độ động cơ máy nén khí:
Thay đổi tốc độ quay của động cơ sẽ làm thay đổi lưu lượng khí trong đường ống trong khi van cửa khí đầu vào vẫn luôn mở (thường là mở ở mức cao nhất).
Điều chỉnh tốc độ động cơ máy nén khí bằng cách sử dụng biến tầnadtech T8 nhằm điều chỉnh lưu lượng theo nhu cầu thực tế là mấu chốt của việc tiết kiệm năng lượng.
II. Nguyên lý điều chỉnh:
Ta hãy xét mối quan hệ giữa lưu lượng và áp suất trong đường ống khí nén:
- Nếu lưu lượng cung cấp > lưu lượng tiêu thụ : áp suất đường ống sẽ tăng lên
- Nếu lưu lượng cung cấp < lưu lượng tiêu thụ: áp suất đường ống sẽ giảm xuống
- Nếu lưu lượng cung cấp = lưu lượng tiêu thụ : áp suất đường ống sẽ không đổi
Từ mối quan hệ trên ta có thể thấy việc điều chỉnh lưu lượng được thực hiện bằng cách đo áp suất đầu ra và giữ cho áp suất đầu ra không thay đổi (tức là lưu lượng cung cấp bằng đúng lưu lượng tiêu thụ).
Sử dụng sensor đo áp suất gắn trên đường ống, khi áp suất đường ống thay đổi thì ngõ ra tín hiệu của sensor sẽ thay đổi tương ứng. Ngõ ra thường là analog dòng (4-20 mA) hoặc áp (0-10VDC)
Việc điều khiển dựa trên giải thuật PID đó là lấy vi sai đầu vào áp suất thực tế và áp suất cài đặt để điều chỉnh tần số biến tần làm thay đổi tốc độ động cơ và từ đó làm thay đổi lưu lượng cung cấp để giữ áp suất đường ống không đổi
PID là giải thuật điều khiển tối ưu nhất cho độ chính xác cao và tốc độ đáp ứng nhanh
III. Cơ sở tính toán của việc tiết kiệm điện:
Sử dụng biến tần T8 điều khiển tốc độ động cơ nhằm điều chỉnh lưu lượng cung cấp đúng bằng lưu lượng sử dụng nhờ đó tiết kiệm điện năng.
Ta hãy xét quan hệ giữa lưu lượng, áp suất và công suất với tốc độ động cơ:
Q1/Q2 = n1/n2
H1/H2 = (n1/n2)2
P1/P2 = (n1/n2)3
Trong đó: Q1, H1, P1 là lưu lượng, áp suất và công suất ứng với tốc độ định mức n1 của động cơ.
Q2, H2, P2 là lưu lượng , áp suất và công suất ứng với tốc độ điều chỉnh n2 của động cơ.
Rõ ràng ta thấy công suất tiêu thụ điện của động cơ tỉ lệ bậc 3 với tốc độ, chỉ cần điều chỉnh tốc độ động cơ giảm xuống =80% tốc độ định mức thì công suất tiêu thụ sẽ giảm (80%)3 = 51.2%.
IV. Lưu ý khi sử dụng biến tần cho máy nén khí:
- Cần khảo sát kỹ trong một chu kỳ hoạt động của máy nén khí làm việc luôn có thời gian Load (có tải) và thời gian Unload (không tải) nếu máy nén khí có thời gian Unload(không tải) > Load(có tải) càng nhiều thì máy nén khí mới có khả năng tiết kiệm điện cao, và mức độ tiết kiệm bao nhiêu, và khả năng hoàn vốn thì phụ thuộc vào từng loại máy.
- Nên lắp đặt thêm 1 công-tắc-tơ đấu song song với biến tần, để khi có sự cố ta có thể đóng động cơ trực tiếp qua công-tắc-tơ
- Máy nén khí thường kéo theo tải có quán tính lớn, nên dễ gây báo lỗi quá tải ở biến tần khi khởi động ở chế độ V/F. Nên cài đặt biến tần có moment khởi động lớn
- Một máy nén khí không cho phép hoạt động ở tần số thấp trong một thời gian dài. Nếu máy nén khí quay ở tốc độ quá thấp, sự hoạt động ổn định của máy nén khí bị giảm, mặt khác dầu bôi trơn không đủ làm sự mài mòn diễn ra nhanh. Vì vậy, giới hạn dưới cho tần số hoạt động không được thấp hơn 20Hz.
- Để có hiệu quả trong việc loại bỏ những thành phần sóng hài bậc cao trong dòng điện ngõ ra của biến tần adtech và giảm bớt nhiễu do sóng điện từ gây ra, đề nghị lắp thêm một bộ lọc nhiễu để giảm bớt tiếng ồn và sự tăng nhiệt độ của motor và làm cho motor hoạt động ốn định hơn
Sơ đồ đấu dây biến tần T8 và máy nén khí